Hiển thị tốt trên mobile
Kể từ đầu năm 2018, kỹ thuật lập chỉ mục của Google thay đổi. Thay vì chúng cào thông tin của máy để bàn trước thì chúng lập chỉ mục cho di động trước. Bởi ngày càng có nhiều thiết bị di động được bán ra, sử dụng và duyệt web
Kỹ thuật mới mang tên Google Mobile-first Indexing. Chúng vào website của bạn và lập chỉ mục cho di động trước khi con bot craw phiên bản desktop. Vì thế nếu website của bạn không phù hợp hiển thị trên di động, thì dứt khoát sẽ bị hạ thứ hạng trên kết quả cho di động. Mà như bạn biết đó, di động chiếm trung bình 60% lượt duyệt web đấy !
Thông thường người ta sẽ thiết kế giao diện dưới kỹ thuật Responsive. Nhưng để đảm bảo tốc độ và trải nghiệm tốt hơn trên các trang dịch vụ, họ vẫn thiết kế tách biệt giao diện di động sang gói riêng.
Để kiểm tra tính phù hợp cho thiết bị di động, các bạn có thể kiểm tra trên Google Search Console hoặc trên chính điện thoại của các bạn ! Ngoài ra, Google Pagespeed Insights cũng có báo cáo riêng cho di động !
Google cũng khuyến khích mọi người áp dụng kỹ thuật AMP cho việc tăng tốc tải trang trên di động cho cả các đường truyền yếu. Bạn nên tham khảo qua vì chúng được tăng tốc cực nhanh trên di động.
Sitemap.xml
Sitemap là một file có định dạng “.xml” dùng để khai báo với cỗ máy tìm kiếm như Google các đường link để lập chỉ mục. Sitemap rất quan trọng để máy tìm kiếm đi theo các đường link đó mà lập chỉ mục nhanh chóng cho các thành phần trong website.
Trong trường hợp không có sitemap, website của bạn vẫn được lập chỉ mục nhưng chúng đi theo các đường link trong trang. ĐIều này làm chậm lại máy tìm kiếm !
Có rất nhiều plugin hoặc extention giúp bạn làm điều đó. Nếu bạn dùng WordPress thì có thể sử dụng Yoast SEO. Còn không, bạn có thể sử dụng tool như https://www.xml-sitemaps.
HTTPS
Nhằm bảo vệ thông tin người dùng truyền trên đường truyền internet, chúng ta dùng phương thức HTTPS. Google và các cỗ máy tìm kiếm web khác rất khuyến khích bạn chuyển sang giao thức này. Trong đó có liên minh các trình duyệt web. Nếu website của bạn không có giao thức này, một biểu tượng cảnh báo sẽ xuất hiện trên thanh địa chỉ.
Về mặt thứ hạng tìm kiếm, đây là một yếu tố cộng điểm cho website của bạn. Đừng lãng phí điểm này !
Hầu hết nhà host hiện nay đều có chức năng tự động tạo chứng chỉ SSL cho website của bạn ! Trường hợp bạn cài VPS thì có thể sử dụng Lét’s Encrypt – một module tạo chứng chỉ SSL miễn phí !
Schema.org
Schema.org là một tiêu chuẩn khai báo thông tin bằng các thẻ siêu dữ liệu. Khi nhúng các thẻ schema, người dùng thường không nhìn thấy chúng mà chúng chỉ dành cho các máy tìm kiếm bóc tách dữ liệu được nhanh chóng hơn.
Hầu hết các giao diện bán trên thị trường dành cho WordPress đều nhúng Schema như một chuẩn chung. Chúng khai báo đâu là website tin tức, đâu là blog, đâu là nội dung hay comment …
Đường link ngắn gọn
Đường link của bạn càng có tính mô tả, càng ngắn gọn càng tốt. Bạn có thể dễ dàng cấu hình chúng trong cài đặt ( nếu sử dụng các CMS phổ biến hiện nay ) hoặc phải dùng tới kỹ thuật HTACCESS ( cho máy chủ apache ) hay file Config ( máy chủ NginX ).
Đường dẫn càng sâu, hoặc có biến thể, càng dễ bị trùng lặp nội dung. Đặc biệt đường dẫn sâu làm các máy tìm kiếm “sợ” vì chúng có thể đánh lừa robots trong một đường dẫn sâu vô hạn. Điều đó làm cho máy tìm kiếm hao tổn tài nguyên và thời gian vô ích !
Trải nghiệm trang đích tốt hơn
Một là phải mượt mà, rất nhiều trang có quá nhiều ảnh và banner làm cho trang giật giật khó chịu khi scroll.
Hai là, nội dung mạch lạc, dễ nhìn, font chữ to vừa đủ. Vị trí của nội dung cũng thuận tiện cho độc giả !
Quảng cáo không nên nhiều, và không nên che phủ nội dung.
Có các bài viết liên quan, breakcrum để người dùng điều hướng dễ dàng. Có menu đủ để thao tác …
Việc giữ chân người dùng lâu hơn càng tốt hơn cho SEO. Tỉ lệ Bounce rate càng thấp càng tốt
Internal link
Đối với SEO nội dung, thì Internal link đóng vai trò vô cùng quan trọng. Chúng giống như Backlink tự nhiên trong các bài viết. Còn với SEO kỹ thuật, Internal link có thể được tạo tự động dựa vào từ ngữ khớp với đường link.
Một số website lựa chọn cách tìm từ khớp với category, tag để link chúng một cách tự động. Bạn sẽ nhàn hơn trong việc tối ưu các internal link này !
Internal link giúp hòa trộn nội dung tốt hơn và giúp người dùng điều hướng đi khắp nơi trong website của bạn !
Thẻ ALT của ảnh trong bài đăng
Mọi người hay quên đi việc phải viết văn bản thay thế cho ảnh ( thẻ ALT ). Đây là thẻ dành cho máy đọc sách, hoặc máy tìm kiếm xác định nội dung trong ảnh là cái gì.
Có nhiều thuật toán để đọc một bức ảnh. Tuy nhiên vì là máy móc nên nếu nó không có tí nào gợi ý, chắc hẳn nó chẳng hiểu ảnh đó là cái gì và về chủ đề gì.
Các thẻ heading
H1 là thẻ bắt buộc dùng để khai báo tựa đề chính của trang, của bài viết. Còn trong nội dung, chúng ta triển khai từ thẻ H2 trở đi.
Thẻ H1 thường được gắn luôn vào giao diện. Chúng ta không cần can thiệp gì hơn. Nhưng nếu giao diện của bạn chưa tối ưu điều này, thì nên sửa lại.
Trong HTML5 thì một trang có hàng tá H1 nằm trong các thẻ “Article” nhưng với HTML4 thì mỗi trang chỉ cho phép duy nhất 1 H1. Các bạn theo chuẩn nào thì áp dụng chuẩn đó !
H1 giúp máy tìm kiếm xác định được tựa đề của trang, nội dung chủ đạo là gì. Nó giống như cái tên của bạn được in trên chứng minh thư nhân dân ấy.
Tốc độ website
Tải trang càng nhanh càng tốt. Theo thống kê thì cứ chậm đi một giây, bạn mất 20% số khách trung thành. Quá 4 giây thì tỉ lệ bay hơi khách truy cập gần như là 60% và cao hơn nữa thì có thể họ rời đi luôn !
Tốc độ website ảnh hưởng mạnh tới trải nghiệm người dùng trang đích. Và càng nhanh thì máy tìm kiếm cũng càng ưu tiên cho bạn lên top hơn !
Thuật toán mới của Google là Google RainBrain cũng dựa vào trải nghiệm người dùng mà đánh giá website của bạn.